Mô tả địa lý bán đảo Bạch Long Vĩ trong các sách dư địa chí cổ Việt Nam Bạch_Long_Vĩ_(bán_đảo)

Đại Nam toàn đồ (大南全圖) vẽ năm 1838 triều Minh Mệnh. Góc tay phải phía dưới có ghi vị trí của Bạch Long Vĩ (白竜尾) đông bắc châu Vân Đồn (雲屯州) và châu Vạn Ninh (萬寧州), giáp với Thanh Quốc địa giới (清國地界))Hoàng Việt địa dư chí của Phan Huy Chú soạn đầu thế kỷ XIX, có phần viết vê trấn An Quảng (tiền thân của tỉnh Quảng Yên) có đề cập tới Bạch Long Vĩ (白龍尾).Bản đồ địa giới Bắc Kỳ năm 1879, tức tám năm trước Công ước Pháp Thanh lấy sông Dương Hà (sông An Nam Giang) phía đông bắc của Cap Pak-lung, làm biên giới giữa tỉnh Quảng Yêntỉnh Quảng Đông

Đại Nam nhất thống chí chép rằngː "Châu Vạn Ninh (phủ Hải Ninh tỉnh Quảng Yên)ː đông tây cách nhau 149 dặm[3], nam bắc cách nhau 21 dặm[4], phía đông đến núi Bạch Long Vĩ giáp địa phận Khâm Châu nước Thanh (khoảng cách từ châu tới biên giới với Khâm Châu là) 70 dăm[5], phía tây đến địa giới châu Tiên Yên 79 dặm, phía nam đến biển 18 dặm, phía bắc đến địa giới châu Thượng Tư nước Thanh (khoảng cách từ châu tới biên giới với Thượng Tư là) 3 dặm."[6]

"Đảo Bạch Long Vĩ ở cách châu Vạn Ninh 69 dặm[7] về phía đông. An Nam chí chépː đầu giữ vách đá, đuôi chặn biển, thuyền bè đi lại phần nhiều bị sóng gió ngăn trở. Gần đấy khoảng 1 dặm[8] có kênh Phật Đào (hay Tiên Đào), liền địa giới Khâm Châu. Tương truyền trước có người muốn đào để thông đường (thủy) châu Giaochâu Quảng, công việc nửa chừng thì bỏ. Nhà Minh đặt ty Tuần kiểm, lại đặt trạm nhỏ."

"Sông Thác Đầm ở xã An Lương phía đông châu, nguồn từ động Tư Lặc (思勒) nước Thanh chảy vào cầu Thiên Nam xã An Lương thuộc địa giới châu, chảy về phía đông ven theo địa giới nước Thanh 7 dặm, chia làm 2 chiː một chi chảy về nam 1 dặm, một chi chảy về nam theo phía tây núi Bạch Long Vĩ dài 11 dặm đổ ra biển."

Các sách Lịch triều hiến chương loại chí, Hoàng Việt địa dư chí của Phan Huy Chú viếtː "Phía đông (phủ Hải Đông), có cửa biển giáp giới với châu Khâm tỉnh Quảng Đông. Cách đó một trăm dặm[9] là đỉnh núi Phân Mao (分茅嶺), chỗ nam bắc chia bờ cõi từ trước.… Tuần (trạm thuế quan) An Lương ở xã An Lương châu Vạn Ninh, dòng sông từ Bạch Long Vĩ (白龍尾) chảy qua xã Minh Quí đến tuần này, lại có một tuần nhánh ở xã Vạn Xuân châu Vạn Ninh."

Sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định viếtː "Từ cửa Tả trấn thành, thuộc huyện An Hưng (tức Yên Hưng) phủ Hải Đông đi đường bộ 14891 tầm 2 thước, đến cầu Thiên Nam, giáp địa giới Khâm Châu của Trung Quốc... (Trong đó từ cửa Tả trấn thành đi) 11722 tầm, đường đi khá bằng phẳng, bên phải là rừng núi liền nhau, bên trái là cát đá ven biển, đến phố An Lương, hai bên phố nhà ngói liền nhau nhưng nay hơi điêu tàn, chỉ còn người Hoa ở lại buôn bán, phía phải phố này có đồn cũ, bên trái có sông nhỏ, đi lên ngả thượng lưu thì đến đầu nguồn động Nà Tô của Trung Quốc, đi xuống đến cửa biển Bạch Long Vĩ, thêm 1364 tầm, đường đi gập ghềnh, hai bên đều là rừng núi xen nhau, đến cầu Thiên Nam giáp đầu địa giới Khâm Châu của Trung Quốc... Từ cửa hữu trấn thành An Quảng, trước sông Khe Chanh (theo đường thủy đi 81.077 tầm đến cửa biển Bạch Long Vĩ... (Trong đó) 5700 tầm, bên trái là dân cư vạn Mễ Sơn, bên phải là biển lớn, có dãy núi đất, trên núi ấy có ngôi miếu cổ, đến cửa Bạch Long Vĩ."

Sách sử Trung Hoa từng công nhận bán đảo Bạch Long Vĩ thuộc lãnh thổ Đại Việtː Sách Đại Thanh thực lục thì ghiː "...Ngày Tân Mùi, tháng 5, năm Càn Long thứ 15 [ 3/ 7/ 1750]... Tổng đốc Lưỡng Quảng Trần Đại Thụ tâu: "Một dãy Khâm Châu, Long Môn tỉnh Quảng Đông biên giới liền với vùng biển Bạch Long Vĩ nước An Nam. Thương nhân ở nội địa [đất Thanh] qua lại mua bán, gặp việc bất lợi hoặc xảy ra mất mát đều trốn tránh việc phân xử, chỉ nói là bị bọn Phiên trên biển lừa gạt. Lấy hồ sơ cũ tra xét, thấy có ba vụ án, đã qua sự tra hỏi của quan Tổng đốc trước đây là Thạc Sắc, [ba vụ này] đều bị bọn cướp người Di gây ra, đã báo cho Quốc vương An Nam biết, lệnh phải cho người lo lùng bắt bọn phỉ giải đến. Nhưng vì biên giới trên biển mênh mông, ngoài việc thông báo cho các quan Đề đốc, Tổng binh điều tra xem xét, còn sức cho các quan văn võ cai quản vùng ven biển lo liệu đôn đốc việc binh, tăng cường tuần tra, lập kế hoạch dò xét vây bắt.". Nhận được chỉ dụ: " Đó là điều thấy được. Đã biết rồi."[10]"